Đăng ký tham gia   Hướng dẫn tham gia

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

1. MỤC ĐÍCH GIẢI CHẠY

- Giải chạy “MHT AMAZING RACE” với chủ đề RUN FOR YOU" tạo sân chơi giao lưu, kết nối MHTers và người thân gia đình.

- Tạo và duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, lan tỏa năng lượng tích cực, cùng nhau góp phần xây dựng MHT phát triển bền vững.

THAM GIA THỬ THÁCH CÙNG CHÚNG TÔI?

BỨT PHÁ MỌI GIỚI HẠN?

TẠI SAO KHÔNG?

2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

  • Toàn thể CB-CNV làm việc tại MHT và người thân trong gia đình (Cha/ Mẹ/ Vợ/ Chồng, Con)
  • Đối với hình thức tập thể quy định tối thiểu 05 thành viên/ tập thể và tối đa 10 thành viên/ tập thể.
  • Đối với hình thức gia đình, quy định tối thiểu 2 thành viên/ gia đình.

3. THỜI GIAN TỔ CHỨC GIẢI

Tính theo múi giờ Việt Nam (GMT)

Thời gian: 1/12/2024 – 31/12/2024

- Thời hạn đăng ký: Từ 00:00 ngày 22/11/2024 đến 23:59 ngày 11/12/2024.

- Thời gian chạy thử: Từ 00:00 ngày 22/11/2024 đến 17:00 ngày 30/11/2024.

- Thời gian ghi nhận kết quả: Từ 04:30 ngày 1/12/2024 đến 23:59 ngày 31/12/2024

- Thời gian công bố kết quả và trao giải: Tháng 1/2025

 4. BỘ MÔN THAM GIA

  • Chạy bộ/ Đi bộ/ Đạp xe

5. CỰ LY ĐĂNG KÝ

  • Cá nhân gồm 3 cự ly: 50km, 100km và 150km.
  • Tập thể gồm 3 cự ly: 250km, 500km và 1000km.
  • Đối với gia đình: các thành viên theo cự ly cá nhân, gồm 50km, 100km và 150km.

Lưu ý: Trong thời gian giải diễn ra, các các nhân, tập thể không được thay đổi cự ly đã đăng ký

6. HỆ SỐ QUY ĐỔI

  • 3km đạp xe = 1 km chạy bộ
  • 1km đi bộ = 1km chạy bộ

7. ĐỊA ĐIỂM

Vận động viên lựa chọn địa điểm đi bộ, chạy bộ phù hợp với điều kiện cá nhân, khuyến khích tại khu vực mình sinh sống và làm việc...

8. CÁCH THỨC THAM GIA

Bước 1: Đăng ký tài khoản tham gia trên trang thông tin chính thức của “MHT AMAZING RACE 2024” bằng tài khoản Google, gmail hoặc tài khoản Facebook . Xem hướng dẫn  tại đây.

Bước 2: Kết nối tài khoản đo kết quả chạy bộ/đi bộ và đạp xe:

- Đối với người đã có tài khoản Strava, hoặc sử dụng đồng hồ thông minh Garmin/ Suunto…: Liên kết các tài khoản này với tài khoản đã đăng ký trên trang MHT AMAZING RACE 2024 để được tự động ghi nhận kết quả (tham khảo tại đây).

- Đối với người chưa có tài khoản Strava: Tải ứng dụng Strava và đăng ký tài khoản trên điện thoại thông minh. Sau đó kết nối tài khoản Strava với tài khoản đã đăng ký trên trang MHT AMAZING RACE 2024 để được tự động ghi nhận kết quả (tham khảo tại đây).

Bước 3: Kiểm tra và theo dõi kết quả chạy bộ/đi bộ và đạp xe

Thực hiện các cự ly đăng ký tại bất kỳ địa điểm nào phù hợp với điều kiện cá nhân (sức khỏe, địa hình, mức độ an toàn,…) và ghi nhận kết quả qua ứng dụng Strava trong thời gian sự kiện. Kết quả sẽ liên tục được cộng dồn, cập nhật và hiển thị trên bảng xếp hạng của giải (tham khảo tại đây. )

9. THÔNG TIN HỖ TRỢ

9.1. Ban Tổ chức

- Hotline:

  • Ms. Thương: 0911790050
  • Ms. Vân Anh (nhỡ): 0393 195 516

- Email:                Happiness@mht.masangroup.com

- Fanpage:           https://www.facebook.com/nuiphaominingcompany

- Thông tin giải:  https://www.mhtamazingrace.com/

9.2. Hỗ trợ về kỹ thuật, đăng ký và cập nhật kết quả • 

- Hotline: 0967711365, 0977005090

- Email: info@vietrace365.vn

- Chatbox: vietrace365.vn 

- Inbox Fanpage: https://www.facebook.com/vietrace365 

Giải thưởng chỉ dành cho CB-CNV của MHT và người thân của MHTers

GIẢI THƯỞNG

SỐ LƯỢNG

TRỊ GIÁ GIẢI THƯỞNG

I. GIẢI THƯỞNG DÀNH CHO CÁ NHÂN

TOP 5 VĐV HOÀN THÀNH SỚM NHẤT Ở MỖI CỰ LY CÁ NHÂN

Top 5 nam Cự ly 150KM

5

 300.000

Top 5 nam Cự ly 100KM

5

 200.000

Top 5 nam Cự ly 50KM

5

 150.000

Top 5 nữ Cự ly 150KM

5

 300.000

Top 5 nữ Cự ly 100KM

5

 200.000

Top 5 nữ Cự ly 50KM

5

 150.000

TOP QUÁN QUÂN TUẦN (DÀNH CHO VĐV NAM & VĐV NỮ)

Top 10 VĐV có quãng đường chạy dài nhất tuần 1

 (Từ 1/12 -8/12)

10

50 điểm M-Point

Top 10 VĐV có quãng đường chạy dài nhất tuần 2

(Từ 9/12 - 15/12)

10

50 điểm M-Point

Top 10 VĐV có quãng đường chạy dài nhất tuần 3

 (Từ 16/12 - 22/12)

10

50 điểm M-Point

Top 10 VĐV có quãng đường chạy dài nhất tuần 4

(Từ 23/12 - 31/12) 

10

50 điểm M-Point

TOP VÔ ĐỊCH CỰ LY (VĐV CÓ QUÃNG ĐƯỜNG CHẠY DÀI NHẤT)

Top 10 VĐV nam vô địch cự ly cá nhân

10

500.000

Top 10 VĐV nữ vô địch cự ly cá nhân

10

500.000

II. GIẢI THƯỞNG DÀNH CHO TẬP THỂ

Top 5 vô địch cự ly tập thể

5

1.500.000

Top 5 tập thể hoàn thành sớm nhất cự ly 250km

5

500.000

Top 5 tập thể hoàn thành sớm nhất cự ly 500km

5

700.000

Top 5 tập thể hoàn thành sớm nhất cự ly 1000km

5

1.000.000

 ***Toàn thể MHTers đăng ký tham gia và hoàn thành hợp lệ các cự ly đăng ký: 50 Điểm M-Point và Chứng nhận điện tử

***Tích điểm M-Point: Chỉ áp dụng cho MHTers.

(**) Ghi chú: Nội dung Điều lệ có thể được sửa đổi, bổ sung (nếu có) bởi BTC và thông tin chính thức trên Website của giải chạy.

1. Công cụ ghi nhận kết quả

-   Đồng hồ có GPS đo đếm quãng đường và vận tốc di chuyển (Garmin, Suunto, Samsung…)

-    Điện thoại di động có GPS và cài đặt được ứng dụng Strava để ghi nhận kết quả.

 Tham khảo cài đặt strava: https://support.strava.com/hc/en-us/sections/203774187-Apps-Integrations

  • Để tránh ghi nhận sai kết quả, chỉ sử dụng 01 (một) công cụ có kết nối Strava để ghi nhận thành tích.
  1. Hoạt động chạy bộ (run) phải ở ngoài trời. Không ghi nhận thành tích cho máy chạy bộ, chạy bộ trong nhà…
  2. Hoạt động phải được đo bằng thiết bị có GPS và thể hiện bản đồ khi kết nối với Strava. Kết quả Strava phải ở chế Công khai (Everyone can see) trong suốt thời gian diễn ra chương trình.
  3. Hoạt động được ghi nhận hoàn tất trên tài khoản của người tham gia trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm hoạt động bắt đầu và không muộn hơn ngày cuối cùng của giải.
  4. Thành tích của vận động viên là quãng đường km được cập nhật từ hoạt động công khai (Public) trên tài khoản Strava. Kết quả sẽ được cập nhật liên tục lên Website của giải tại https://www.mhtamazingrace.com/. Thành tích cuối cùng của vận động viên là tổng quãng đường từ tất cả các hoạt động hợp lệ của vận động viên trong thời gian diễn ra sự kiện. Trường hợp vận động viên có số km thành tích ngang nhau, tiêu chí ưu tiên để xem xét xếp hạng như sau: Thời gian hoàn thành, Pace.
  5. Tốc độ (Pace) hợp lệ của hoạt động:
  • Chạy bộ với Pace (tốc độ) hợp lệ trong khoảng từ 4 phút/1km - 15 phút/1km.
  • Đi bộ với Pace (tốc độ) hợp lệ trong khoảng từ 8 phút/1km – 25 phút/1km.
  • Đạp xe với Pace (tốc độ) hợp lệ trong khoảng từ 1:45 phút/1km - 12 phút/1km.
  1. Tốc độ (Pace) hợp lệ ở từng km:
  • Đối với đi bộ, tốc độ di chuyển trung bình của tất cả các quãng 1km nhanh tối đa 8 phút/1km và chậm tối đa 25 phút/1km.
  • Đối với chạy bộ, tốc độ di chuyển trung bình của tất cả các quãng 1km nhanh tối đa 4 phút/1km và chậm tối đa 15 phút/1km.
  • Đối với đạp xe, tốc độ di chuyển trung bình của tất cả các quãng 1km nhanh tối đa 1:45 phút/1km và chậm tối đa 12 phút/1km.
  1. Vận động viên thực hiện tối đa 3 hoạt động/ ngày: gồm 1 hoạt động đi bộ, 1 hoạt động chạy bộ và 1 hoạt động đạp xe. Hạn mức tối đa 10km/ ngày cho tổng 3 hoạt động hợp lệ trong ngày ( sau khi đã quy đổi). Trường hợp vượt quá số km quy định thì vận động viên có thể chủ động điều chỉnh (crop) lại hoạt động theo số km quy định (tối đa 10km/ngày, chấp nhận sai số +0.05km) và đổi tên hoạt động để hoạt động đó được ghi nhận hợp lệ. Lưu ý: Tổng hạn mức tối đa nguyên cả giải đối với Cá nhân là 310km, đối với Tập thể là 3100km.
  2. Mỗi ngày vận động viên được ghi nhận tối đa 01 hoạt động (tracklog) ở từng bộ môn. Đảm bảo khung giờ chạy phù hợp, không ảnh hưởng đến giờ làm việc. Trường hợp khung giờ chạy vi phạm thời gian làm việc của bản thân (Áp dụng giờ hành chính với khối văn phòng, giờ ca theo khối sản xuất) thì tracklog đó không được ghi nhận.
  3. Những hoạt động có tốc độ trung bình hợp lệ nhưng nếu có tốc độ theo từng thời gian chia nhỏ (splits time) có tốc độ theo từng km bất thường thì cũng được xem không hợp lệ và không được ghi nhận kết quả của hoạt động đó.
  4. Khi vận động viên tuân thủ đúng hoạt động, trên mỗi hoạt động sẽ hiển thị số bước chân "Steps/Cadence" tương ứng với quãng đường "Distance/ Pace" đạt được. Trường hợp phát hiện số bước chân "Steps/Cadence" không tương ứng với quãng đường "Distance/ Pace" đạt được vì bất kỳ lý do nào, vận động viên chủ động xóa hoạt động đó và điều chỉnh kỹ thuật để thực hiện lại hoạt động cho hợp lệ.
  5. Hoàn thành cuộc thi: Vận động viên sẽ được chứng nhận là hoàn thành giải chạy và được xét các giải thưởng cá nhân chung cuộc khi đạt đồng thời 2 điều kiện sau:
  • Hoàn thành cự ly đã đăng ký trong thời gian quy định.
  • Có số ngày hoạt động hợp lệ tối thiểu là 20 ngày.

13.MHTers có thể tham gia theo cả 2 hình thức cá nhân và tập thể. Thành tích cá nhân sẽ được ghi nhận/cộng dồn trong thành tích tập thể.

  1. Thời gian hoạt động được tính theo thời gian thực tế hoạt động (Elapsed time), không tính theo thời gian di chuyển (Moving time).
  2. Thành tích trong ngày sẽ được tính bằng cách cộng dồn kết quả của tất cả các tracklog hợp lệ trong ngày. Nếu có các tracklog trong ngày trùng nhau về thời gian, Ban Tổ chức chỉ tính kết quả của hoạt động đầu tiên trong loạt hoạt động bị trùng.
  3. Đối với các hoạt động sử dụng chức năng “Add Others” trên Strava (hay còn gọi là Group Activities – Thêm bạn cùng chơi, Hoạt động nhóm), hệ thống chỉ công nhận hoạt động của người tham gia chính (người “tag”) chứ không công nhận hoạt động của người được “tag”.
  4. Các hoạt động được tạo ra bằng tính năng “Upload File” của Strava (ví dụ: GPX, FIT, TCX…) sẽ đều được xem là không hợp lệ.
  5. Bằng việc đăng ký tham gia, thành viên đồng ý cho Ban Tổ chức sử dụng thông tin và hình ảnh của mình để phục vụ cho mục đích truyền thông của Giải.
  6. Bằng việc đăng ký tham gia, thành viên xác nhận đã đọc, hiểu và đồng ý tất cả yêu cầu Ban Tổ chức đưa ra. Trong trường hợp có khiếu nại về kết quả, quyền quyết định cuối cùng thuộc về Ban Tổ chức.
  7. Trường hợp kết quả của người tham gia có dấu hiệu gian lận, Ban Tổ chức có quyền yêu cầu kiểm tra, bao gồm hình thức chạy bộ thực tế. Quyết định xử lý của Ban Tổ chức sẽ là quyết định cuối cùng. Trong trường hợp người tham gia có khiếu nại về kết quả cuối cùng, người tham gia cần thông báo cho Ban Tổ chức chậm nhất sau 2 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Sau thời gian kể trên, Ban Tổ chức không chấp nhận xử lý khiếu nại.
  8. Bắt đầu từ 00:00 ngày 14/12/2024, thành tích của VĐV chỉ được ghi nhận trong khung giờ từ 4:00 - 23:00 mỗi ngày. Đối với thử thách tuần, VĐV tuân thủ theo quy định riêng của BTC.
  9. BTC chấp nhận sai số +0.05km, tuy nhiên khi xem xét kết quả chung cuộc toàn giải, BTC sẽ ghi nhận kết quả tối đa toàn giải đối với cá nhân là 310km và Tập thể là 3100km như Điều lệ quy định từ đầu giải. 
  10. Đối với xét thành tích tập thể, thành tích của cá nhân không ảnh hưởng đến thành tích tập thể.

2. Các hành vi thi đấu không hợp lệ

-    Một cá nhân sử dụng nhiều công cụ đo đếm của nhiều account (tài khoản) khác nhau (chạy hộ) trong khi chạy.

-    Tự tạo tracklog chạy bộ bằng phần mềm mà không thực sự chạy.

-    Nhờ người khác chạy hộ (bằng công cụ đo đếm như điện thoại, đồng hồ,…)

-    Nhập kết quả thủ công bằng tay hoặc được chia sẻ bởi người khác, hoặc 1 kết quả nhập thủ công cho nhiều tài khoản khác nhau.

3. Các hình thức xử lý vi phạm người tham gia

- Người tham gia có 1 lần vi phạm thể lệ liên quan đến Pace trong một tracklog: bị cảnh cáo lần 1 ở Trang cá nhân, toàn bộ tracklog đó bị loại.

- Người tham gia bị cảnh cáo 2 lần sẽ bị loại tư cách tham gia tranh thưởng. Dù thành tích có cao cũng không được xem xét trao giải cá nhân. Đồng thời, loại bỏ thành tích cá nhân đó ra khỏi thành tích xếp hạng của tập thể.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP TRONG TẬP LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO VÀ LÀM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ XỬ TRÍ?

1. Chuột rút:

 Chuột rút là một loại bệnh thường gặp tập luyện và thi đấu thể thao. Do cơ co lại quá độ, không duỗi ra được gây nên, thường gặp nhất là cơ sau cẳng chân, cơ co duỗi bàn chân, cơ bụng.

Nguyên nhân:

- Do khí hậu lạnh: Tập luyện và thi đấu trong mùa rét cùng với sự khởi động không kỹ, cơ bị kích thích dẫn đến chuột rút.

- Do khí hậu oi bức, nóng nực, tập luyện với lượng vận động lớn, thời gian dài, cường độ cao. Sản lượng nước và muối khoáng trong cơ thể mất nhiều dẫn đến chuột rút.

- Trong tình trạng cơ thể quá mệt mỏi, khi hoạt động cơ co duỗi quá nhanh, cơ không thay nhau co duỗi được cũng gây nên chuột rút.

Xử trí:

- Xác định cơ bị chuột rút và kéo căng cơ chuột rút khoảng 30 – 40 giây. Ví dụ: chuột rút ở cơ sau cẳng chân, dùng tay kéo ngược bàn chân đó lên trên ép vào mặt trước cẳng chân làm căng cơ sau cẳng chân sau đó xoa bóp cơ bị chuột rút.

Cách đề phòng:

- Chuẩn bị thể lực tốt.

- Khởi động kỹ, nhất là mùa đông.

- Bổ sung muối và nước trong khẩu phần ăn.

2. Mệt mỏi quá sức trong thể dục thể thao.

 Tập luyện quá sức là do cơ thể hoạt động với cường độ và thời gian nhất định sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi biểu hiện bởi sự giảm trương lực chung của cơ thể, giảm năng lực hoạt động, nhưng sau khi được nghỉ ngơi, cảm giác mệt mỏi mất đi, trương lực chung và khả năng hoạt động lại trở lại trạng thái bình thường. Vì vậy, trạng thái mệt mỏi là trạng thái  sinh lý bình thường của cơ thể. Yêu cầu trong huấn luyện phải nâng cao dần lượng vận động và cơ thể xuất hiện mệt mỏi và thích nghi. Nhưng nếu tập luyện với lượng vận động quá mức, tạo mệt mỏi quá độ là quá trình tích luỹ của mệt mỏi gây nên và nó là hiện tượng bệnh lý và có nhiều biểu hiện lâm sàng phức tạp.

Nguyên nhân của sự mệt mỏi quá độ.

- Do lượng vận động quá lớn trong thời gian dài, chưa hồi phục kịp.

- Trong cơ thể mắc phải bệnh lý.

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

- Ép cân vô nguyên tắc.

Xử trí:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý

- Tập vừa với sức của mình

  1. Chấn thương và vi chấn thương

Tham gia luyện tập thể dục thể thao luôn có nguy cơ chấn thương.

  • Các tổn thương thường gặp trong chấn thương do luyện tập bao gồm: Căng cơ, bong gân, trật khớp, dập cơ, gãy xương, viêm gân, viêm dây thần kinh, dập rách sụn, viêm màng hoạt dịch….
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao:

+ Do sai kỹ thuật, sai động tác, tư thế, tập luyện quá gắng sức, tăng quãng đường quá nhanh, quá nhiều mà sức khỏe không đáp ứng được

+ Do không khởi động kỹ, không có động tác thả lỏng, giãn cơ sau tập

+ Do yếu tố thời tiết, khí hậu, ánh sáng không phù hợp

+ ….

  • Cần làm gì khi gặp phải chấn thương thể thao ?

Chấn thương phần mềm cấp tính khi chơi thể thao cần được sơ cứu càng sớm càng tốt trong 72h đầu với phương pháp P.R.I.C.E. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến bởi các bác sĩ và vận động viên trên khắp thế giới, PRICE là viết tắt đầu của năm từ:

  • P- Protection (Bảo vệ): Bảo vệ bao gồm nghỉ ngơi và khi thích hợp, bất động (ví dụ: nẹp) phần bị thương để ngăn ngừa tổn thương thêm.
  • R – Rest (Nghỉ ngơi): tránh các động tác gây đau hoặc chịu lực nơi tổn thương.
  • I – Ice (Chườm lạnh): chườm vùng đau bằng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc chai nước lạnh không quá 15 phút, có thể lặp lại sau mỗi 3-5 tiếng. Nếu phải dùng nước đá, bọc nước đá trong khăn để tránh gây phỏng lạnh.
  • C – Compress (Băng ép): dùng các băng nẹp thông dụng trên thị trường hoặc tốt nhất nên được thực hiện bởi người có kỹ năng băng bó, sơ cứu.
  • E – Elevate (kê cao): kê cao phần chi bị thương cũng có tác dụng trong việc giảm sưng, đau và viêm do tăng hồi lưu máu tĩnh mạch. Ví dụ khi kê cao chi dưới cần đảm bảo độ cao cao hơn phần chậu hông.
HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH ĐỂ GIÚP CƠ THỂ KHỎE MẠNH HƠN?

Tích cực hoạt động thể chất

Việc hoạt động thể chất đúng cách, đủ thời gian và duy trì đều đặn sẽ giúp cơ thể

khỏe mạnh hơn và phòng ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường.

Hoạt động thể chất được chia làm 3 mức độ:

  • Hoạt động thể chất cường độ mạnh: là khi hoạt động thở hổn hển, tim đập nhanh và  thời gian hoạt động ≥10 phút/lần, tổng thời gian hoạt động ≥75 phút/tuần.

Ví dụ: chạy nhanh, tập aerobic, đá banh, đào mương, cuốc đất, mang vác >20kg,..

  • Hoạt động thể chất cường độ trung bình: là khi hoạt động thở mạnh hơn bình thường và thời gian hoạt động ≥10 phút/lần, tổng thời gian hoạt động ≥150 phút/tuần. Ví dụ: đi bộ nhanh, khiêu vũ, làm vườn, làm việc nhà, chơi đùa với trẻ con, sơn tường, mang vác <20kg.
  • Hoạt động thể chất nhẹ: là khi thời gian hoạt động <10 phút/lần và tổng thời gian hoạt động <150 phút/tuần.


WHO khuyến nghị về luyện tập thể chất như sau:

  • -Tập thể chất với cường độ trung bình ít nhất 30 phút/ngày, mỗi tuần 5 ngày để đảm bảo tổng thời gian hoạt động ≥150 phút/tuần, nếu vì lý do nào đó mà không tập được liên tục 30 phút thì chia ra nhiều lần tập một ngày và mỗi lần tập ít nhất phải đạt 10 phút.
  • Hoặc tập với cường độ mạnh ít nhất 15 phút/ngày, mỗi tuần 5 ngày để đảm bảo tổng thời gian hoạt động ≥75 phút/tuần, mỗi lần tập ít nhất 10 phút.
  • Nên tăng lên 300 phút/tuần ở cường độ trung bình và 150 phút/tuần ở cường độ mạnh sẽ tăng hiệu quả hơn
  • Tập các động tác cho các cơ/nhóm cơ nên ≥2 ngày/tuần

Bảng kết quả xếp hạng

# Thông tin cá nhân BIB Cự ly Nhóm Kết quả
km km
Pace:
Speed: km/h